Bạn muốn sở hữu 1 ngôi nhà THÔNG MINH với nhiều tiện ích. Bạn đang phân vân giữa hệ thống nhà thông minh có dây và không dây. Hảy để chúng tôi giúp bạn.Nhà thông minh Smarthome Là một ngôi nhà được trang bị hệ thống tự động điều khiển chiếu sáng, nhiệt độ, rèm cửa, cửa, an ninh, và nhiều tính năng khác nhằm mục đích làm cho cuộc sống ngày càng tiện nghi, an toàn.
Hệ thống nhà thông minh hiện nay trên thị trường chia thành hai loại đó là nhà thông minh có dây và nhà thông minh không dây. Đối với nhà thông minh có dây các thiết bị được kết nối với nhau bằng dây điện hoặc dây cáp. Còn đối với nhà thông minh không dây thì các thiết bị được kết nối với nhau bởi sóng như Z- wave, Zigbee, Bluetooth, Wifi,….thông qua bộ xử lí trung tâm.
So sánh hệ thống nhà thông minh có dây và không dây
STT | THÔNG SỐ KỸ THUẬT | Smart Home AU | Hệ thống SmartHome khác |
1 | Công nghệ điều khiển | Có dây | Không dây |
2 | Tính ổn định | Cao, Bảo hành 05 năm | Thấp |
3 | Giá thành sản phẩm | Hợp lý | Cao |
4 | Thời gian thi công | Chậm | Nhanh |
5 | Panel điều khiển | Tablet | Panel thiết kế riêng |
6 | Loại Relay điều khiển | Công nghiệp | Dân dụng |
7 | Công suất chịu tải | 12A | 6A |
8 | Kích thước tủ điều khiển | Nhiều kích cỡ linh hoạt | Nhỏ gọn |
9 | Thiết kế Relay | Socket / Modun | Hàn trực tiếp |
10 | Giao diện điều khiển | Camera trực quan, sinh động | Hình tĩnh, 3D |
11 | Chế độ Manual | Có | Không |
HỆ THỐNG NHÀ THÔNG MINH CÓ DÂY
Ưu điểm
-
-
Kết nối nhanh & ổn định
-
Vì sử dụng kết nối có dây nên hệ thống nhà thông minh có dây có tốc độ phản hồi rất nhanh, nếu điều khiển trực tiếp mà không thông qua môi trường internet thì gần như không có độ trễ. Sử dụng kết nối có dây nên hạn chế được các vấn đề về mất, suy giảm tín hiệu kết nỗi giữa các thiết bị trong mạng điều khiển nội bộ. Đánh giá nhà thông minh có dây được cho là hoạt động nhanh và ổn định, ví như hệ thống điện thoại bàn trong lĩnh vực viễn thông.
-
-
Đảm bảo kết nối cho công trình lớn
-
Đối với công trình lớn hay tòa nhà, hệ thống có dây dường như là lựa chọn duy nhất để thực hiện giải pháp thông minh. Vì hệ thống không dây có thể kéo dây tín hiệu với khoảng cách rất lớn, được đánh giá là hệ thống tốt cho các tòa nhà thông minh hay công trình công cộng lớn.Trong khi đó hệ thống không dây sử dụng sóng nhưng độ phủ của bất kỳ loại sóng nào cũng có giới hạn. Do đó khi so sánh, đánh giá Nhà thông minh có dây và không dây khách hàng có thể nhận định, lựa chọn cho riêng mình những hệ thống phù hợp với nhu cầu sử dụng.
Nhược điểm:
-
-
Cần phải đục tường đi dây
-
Đối với công trình mới xây dựng thì đục tường đi dây mạng không thành vấn đề nhưng với công trình đã hoàn thiện là một vấn đề lớn cho chủ nhà nếu muốn sử dụng hệ thống nhà thông minh này, việc đục tường sẽ ảnh hưởng lớn đến hoàn thiện và kết cấu ngôi nhà, làm gia tăng thêm chi phí sửa sang lại sau khi nâng cấp hệ thống smart home.Đây được đánh giá là một trong những nhược điểm quan trọng hàng đầu của hệ thống nhà thông minh có dây.
-
-
Thời gian & kỹ thuật thi công
-
Việc thi công hệ thống có dây cho hệ thống nhà thông minh được đánh giá phải tốn rất nhiều thời gian. Ngoài ra, kỹ thuật thi công cũng đòi hỏi đơn vị có chuyên môn và kinh nghiệm cao, việc thay thế bảo trì cũng khó khăn vì cần phải được thực hiện bởi đơn vị có chuyên môn về dòng sản phẩm đó nên chi phí lắp đặt và bảo trì hệ thống cũng được đánh giá cao hơn nhiều so với các hệ thống khác.
-
-
Giá thành đầu tư cao hơn hệ không dây
-
Do sử dụng kết nối giữa các thiết bị với nhau bằng dây tín hiệu đặc biệt nên khối lượng dây dẫn khi thi công là rất lớn. Các dây tín hiệu đòi hỏi phải đi riêng biệt với dây cấp điện để tránh nhiễu. Toàn bộ dây tín hiệu phải kéo về tủ trung tâm gồm rất nhiều thiết bị đóng cắt, điều khiển đi kèm khiến hệ thống trở nên cồng kềnh hơn rất nhiều và chủ nhà cũng phải chi trả một cái giá không nhỏ cho phần hạ tầng tăng thêm này. Đây là một điểm mấu chốt, được nhiều chủ nhà quan tâm, đánh giá cho hệ thống Nhà thông minh khi lựa chọn đầu tư, sử dụng.
-
-
Khó khăn trong việc thay đổi, nâng cấp
-
Nếu đã xác định sử dụng hệ thống nhà thông minh có dây thì ngay từ đầu bạn phải tính toán, đánh giá trước toàn bộ các kịch bản và xác định các phương án thi công ngay từ đầu. Vì sử dụng hệ thống truyền dẫn có dây nên gần như khả năng thay đổi hoặc nâng cấp về sau là khá khó khăn và sẽ ảnh hưởng đến các hạng mục hoàn thiện khác trong nhà.
HỆ THỐNG NHÀ THÔNG MINH KHÔNG DÂY
Ưu điểm:
-
-
Giá thành rẻ hơn, phù hợp với kinh tế người Việt, dễ dàng thay đổi, nâng cấp
-
So với hệ thống nhà thông minh có dây thì hệ thống điều khiển nhà thông minh không dây được đánh giá là hệ thống có giá thành đầu tư rẻ hơn rất nhiều lần, nhiều đơn vị cung cấp nên dễ dàng tìm kiếm sản phẩm thay thế, nâng cấp, chi phí bảo trì và vận hành hệ thống cũng rẻ hơn rất nhiều.
-
-
Lắp đặt dễ dàng, thương thích với mọi ngôi nhà dù xây mới hay đang sử dụng
-
Sử dụng các kết nối không dây nên hệ thống không đòi hỏi phải đục tường, can thiệp vào hệ thống điện hay thay đổi kết cấu kiến trúc ngôi nhà hay đòi hỏi hệ thống tủ điều khiển phức tạp, cồng kềnh. Người sử dụng cũng có thể tự sửa chữa khắc phục 1 số vấn đề đơn giản mà không cần đến đội ngũ chuyên gia lành nghề.
-
- Thời gian thi công nhanh hơn
Nhanh hơn so với hệ thống nhà thông minh có dây rất nhiều vì quá trình lắp đặt cắt giảm được khâu tốn thời gian và chi phí nhất là đi dây tín hiệu và bố trí hệ thống tủ trung tâm điều khiển. Hệ thống theo đó cũng gọn nhẹ hơn rất nhiều.
-
-
Hệ thống nhà thông minh không dây có nhiều tính năng mở rộng hơn
-
Vì ưu điểm kết nối không dây của mình nên hệ thống nhà thông minh không dây có khả năng mở rộng dạng modul rất dễ dàng để bạn có thể nâng cấp hệ thống nhà thông minh của mình. Các thiết bị cũng nhờ ưu thế này mà có phần đa dạng và nhiều tính năng hơn hệ thống KNX.
Nhược điểm:
-
-
Tốc độ phản hồi, ổn định
-
Tốc độ phản hồi nhìn chung chậm hơn so với hệ thống nhà thông minh có dây nhưng cũng không quá rõ rệt nếu bạn lựa chọn sử dụng tiêu chuẩn nhà thông minh có kết nối Zigbee hay Zwave trong môi trường nhà ở dân dụng với quy mô không quá lớn.
-
-
Một số thiết bị đòi hỏi thay thế pin trong quá trình sử dụng
-
Vì là các thiết bị sử dụng kết nối không dây, các cảm biến của hệ điều khiển nhà thông minh không dây thường sử dụng pin. Thời gian một thiết bị cảm biến hoạt động thường khoảng trong vòng 2 năm (có thể cao hơn tùy loại thiết bị) là bạn cần thay pin. Chi phí thay pin cũng không quá cao nên có thể chấp nhận được, đổi lại ta đảm bảo được mặt thẩm mỹ và dễ dàng bố trí chúng ở bất kỳ đâu theo mục đích sử dụng.Kết luận: Việc cân nhắc lựa chọn giữa hệ thống nhà thông minh có dây hay hệ thống điều khiển nhà thông minh không dây cũng giống như bạn lăn tăn giữa việc bản thân nên sử dụng “điện thoại cố định” hay sử dụng “điện thoại di động” vậy. Cả hai loại hình cùng cung cấp các tính năng như nhau nhưng cách thức tiếp cận khác nhau phục vụ cho những nhu cầu riêng biệt.
Hệ thống nhà thông minh có dây giống như một chiếc “điện thoại cố định” luôn “ổn định” và sẵn sàng đáp ứng bất cứ lúc nào. Hệ thống điều khiển nhà thông minh không dây thì lại giống như là chiếc “điện thoại di động” đời mới với rất nhiều tính năng để bạn khám phá, có thể sử dụng nó bằng rất nhiều cách khác nhau và vẫn không làm suy yếu đi chức năng cần thiết.
Với sự phát triển của công nghệ IOT hiện tại những lo lắng về các nhược điểm như “sóng kém”, “sóng yếu” giống như những chiếc điện thoại di động “đời đầu” trước đây đều đã được khắc phục rất triệt để thế nên bạn cũng đừng lo lắng về hệ thống điều khiển không dây nhé!
Tóm lại:Hãy chọn hệ thống nhà thông minh có dây nếu bạn:
- Không quan tâm đến chi phí đầu tư ban đầu, vận hành, bảo trì và thay thế sau này.
- Sử dụng hệ thống để quản lý vận hành với quy mô lớn như các tòa nhà cao tầng, hệ thống đòi hỏi khả năng đáp ứng đặc biệt.
- Không gặp vấn đề về việc thay đổi kết cấu, sửa chữa, đục phá hay xây mới miễn là bạn đạt được mục đích sử dụng.
Hãy chọn hệ thống điều khiển nhà thông minh không dây nếu bạn có một trong các tiêu chí sau:
- Bạn muốn chi phí đầu tư ban đầu, vận hành, bảo trì và thay thế sau này ở mức độ hợp lý. Hệ thống vẫn đáp ứng được các nhu cầu về nhà thông minh với hiệu năng/ giá thành mang lại thực sự hiệu quả.
- Bạn đang có nhà đã đưa vào sử dụng nhưng muốn nâng cấp lên hệ thống nhà thông minh để tăng thêm tiện nghi, an toàn cho ngôi nhà, nâng cao chất lượng cuộc sống của bạn và gia đình.
- Bạn muốn một giải pháp với nhiều tính năng đột phá, khả năng tùy biến cao, ưa thích sự trải nghiệm.
Tiện ích của 1 ngôi nhà thông minh – smart home mang lại